Ánh sáng xanh có từ đâu?
Mặt trời là nguồn sáng chính chứa ánh sáng xanh. Ở ngoài trời cả ngày là lúc chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều nhất. Tuy nhiên, trong nhịp sống “không có màn đêm” của các thành phố “không ngủ” như hiện nay, các thiết bị do con người tạo ra cũng không ngừng phát ra tia sáng xanh mà chúng ta không hề chú ý tới; đó là các thiết bị chiếu sáng rất quen thuộc như: đèn huỳnh quang - một trong những thiết bị chiếu sáng trong nhà chủ yếu của mọi gia đình; đèn LED - thành phần không thể thiếu của các thiết bị điện tử có thể phát sáng mà chúng ta sử dụng hằng ngày như màn hình máy tính, điện thoại thông minh, TV màn hình phẳng...
Lượng ánh sáng xanh phát ra bởi các thiết bị nhân tạo không đáng kể như lượng ánh xanh có trong bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, thời gian và khoảng cách mà con người tiếp xúc trực tiếp với các màn hình điện tử khiến cho các bác sĩ mắt và nhà chăm sóc sức khỏe lo ngại về những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người do chúng gây ra.
Khi con người tiếp xúc với nguồn bức xạ khổng lồ một cách dễ dàng lại chính là một nguy cơ tiềm ẩn. Bởi vì, về đêm, ánh sáng phá vỡ nhịp điệu sinh học trong cơ thể chúng ta (chu kỳ ngày - đêm, chu kỳ giấc ngủ và thời gian tỉnh táo), giấc ngủ bị ảnh hưởng và tệ hơn nữa, các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng đây còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh tim mạch, béo phì và sự thoái hóa sớm của đôi mắt.
Các ánh sáng có màu sắc khác nhau gây ra các ảnh hưởng khác nhau. Sóng ánh sáng xanh - loại ánh sáng rất có lợi vào ban ngày, lại là kẻ gây hại nguy hiểm vào ban đêm. Sự phổ biến của các màn hình phát sáng (màn hình điện thoại, máy tính…) cũng như các bóng đèn tiết kiệm năng lượng đang tăng dần nguy cơ con người tiếp xúc với ánh sáng xanh, đặc biệt là vào ban đêm.
Có phải ánh sáng xanh lúc nào cũng có hại?
Ánh sáng xanh không phải lúc nào cũng có hại, một số thời điểm tiếp xúc với ánh sáng xanh đặc biệt có lợi. Các nghiên cứu cho thấy ánh sáng khả kiến năng lượng cao giúp thúc đẩy sự “làm mới”, hỗ trợ chức năng ghi nhớ, nhận thức và tăng cảm hứng. Trong đó, ánh sáng xanh còn giúp cân bằng chu kỳ sinh học của cơ thể. Thậm chí các liệu pháp ánh sáng được sử dụng để điều trị bệnh tâm lý. Điều quan trọng là thời điểm tiếp xúc trong ngày. Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban ngày giúp duy trì chu kỳ sinh học khỏe mạnh nhưng nếu lượng ánh sáng xanh quá nhiều vào ban đêm, điều đó thật sự gây hại. http://denledhanquoc.com.vn/den-led-day-moi-cua-hang-interone-han-quoc/
Giảm thiểu ánh sáng xanh được không?
Mặc dù ánh sáng xanh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nó lại là giải pháp cho các quan ngại về môi trường, nhu cầu về thắp sáng tiết kiệm năng lượng và phát triển công nghệ. Đèn huỳnh quang và đèn LED tiết kiệm năng lượng hơn các thiết kế đèn dây tóc cũ, nhưng chúng cũng có xu hướng tạo ra nhiều ánh sáng xanh hơn. Vì vậy chúng ta không đơn giản có thể giảm thiểu ánh sáng xanh bằng việc ngưng sử dụng các thiết bị trên.
Richard Hansler, một nhà nghiên cứu ánh sáng ở ĐH Carroll, Cleveland, ghi lại rằng đèn dây tóc cũ tạo ra ít ánh sáng xanh và luôn thấp hơn hầu hết các loại đèn huỳnh quang. Tính chất vật lý của đèn huỳnh quang không thể thay đổi, nhưng lớp phủ bên trong chúng có thể làm giảm lượng sáng xanh. Đèn LED có hiệu suất cao hơn đèn huỳnh quang, nhưng chúng tạo ra một lượng ánh sáng xanh tương tự như đèn huỳnh quang. Điều này có nghĩa là chúng ta nên ưu tiên sử dụng cách chiếu sáng bằng đèn LED hơn là đèn huỳnh quang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét