Tháp điện gió lớn nhất thế giới ở Đan Mạch có cánh quạt dài tới 80 m, được mệnh danh là "quái vật ngoài khơi", xuất hiện hoành tráng và hùng vĩ trong loạt ảnh mới nhất.
Cỗ máy 'quái vật' cao 220 m của Đan Mạch Tuabin gió lớn nhất thế giới do hãng Vetas của Đan Mạch xây dựng, cao 220 m với cánh quạt dài tới 80 m (dài hơn sải cánh máy bay Boeing 747).
Tuabin gió khổng lồ này có chiều cao 220 m, hơn cả London Eye, vòng quay nổi tiếng ở Anh lớn thứ tư trên thế giới.
Cỗ máy khổng lồ này của Đan Mạch cũng là tháp điện gió lớn nhất trên hành tinh về kích thước và công suất, với khả năng sản xuất tới 260.000 kwh điện trong 24 giờ, đủ để cung cấp điện cho hàng trăm hộ gia đình trong một tháng. đèn chiếu sáng vườn thanh long
Tuabin được đặt tại Maade, Đan Mạch với cánh quạt dài 80 m (dài hơn sải cánh của máy bay Boeing 747) và nặng khoảng 38 tấn. Trước đó, kỷ lục đường kính cánh quạt thuộc về mẫu G10X do Hãng Gamesa (Tây Ban Nha) lắp đặt, dài 128 m và công suất 4,5 MW.
Tháp điện gió này mang số hiệu V164, được xây dựng bởi công ty Vestas, nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất thế giới của Đan Mạch.
Các cánh quạt của tháp điện gió V164 có vận tốc quay ước tính đạt 290 km/h. Bức ảnh cho thấy một công nhân đang làm việc bên trong "cỗ máy quái vật".
V164 giúp giảm bớt áp lực về chi phí cho nhà đầu tư khi có tuổi thọ sử dụng lên tới 25 năm. Hơn nữa, 80% bộ phận của V164 có thể được dùng để tái chế. Việc sử dụng các tuabin gió lớn như vậy có thể giúp giảm chi phí sản xuất năng lượng.
Daily Mail cho hay các tuabin gió được sản xuất ở Đan Mạch sau đó vận chuyển đến khắp thế giới.
Đan Mạch đã xây dựng các trang trại gió ngoài khơi lớn trong nhiều thập kỷ. Trang trại gió ngoài khơi đầu tiên của nước này được xây dựng vào năm 1991. Mục tiêu sắp tới của Đan Mạch là đạt được 50% năng lượng gió và 20% năng lượng sinh khối vào năm 2020. bóng đèn led bulb
Đan Mạch cũng lên kế hoạch sản xuất 100% điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2035 và hoàn toàn sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050. Bên cạnh đó, quốc gia này đặt mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính 40% vào năm 2020 so với mức của năm 1990.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét