Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Công nghệ thực tế ảo gây hại khôn lường đến sức khỏe

Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy rằng phụ nữ dễ bị chóng mặt khi sử dụng công nghệ thực tại ảo hơn so với nam giới.
Công nghệ thực tế ảo là một khái niệm khá mới mẻ, chỉ mới xuất hiện vào những thập niên 90 trở lại đây. Thực tế ảo (Virtual Reality, viết tắt là VR) là thuật ngữ miêu tả một môi trường mô phỏng bằng máy tính hoặc các thiết bị chuyên dụng khác.
Đa phần các môi trường thực tế ảo chủ yếu là hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính hay thông qua kính nhìn ba chiều, tuy nhiên một vài mô phỏng cũng có thêm các loại giác quan khác khác như âm thanh hay xúc giác.

Với công nghệ thực tế ảo này, các hình ảnh trên máy tính hoặc các thiết bị chuyên dụng sẽ được mô tả lại ra ngoài đời giống hệt như thật. Không những thế, các hình ảnh mô phỏng này còn có thể tương tác trực tiếp theo tín hiệu của người sử dụng bằng các hành động, lời nói với thời gian xảy ra hoàn toàn khớp nhau theo thời gian thực.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, năm 2017 sẽ tiếp tục là năm mà công nghệ thực tại ảo tiếp tục phát triển vượt bậc. Rất nhiều thiết bị hỗ trợ người dùng thực tại ảo như kính và tai nghe đã đổ bộ vào thị trường và tiếp cận hàng triệu người. Tuy nhiên, khi mọi người càng đắm mình vào môi trường thực tại ảo thì lại có càng nhiều báo cáo đáng lo ngại về ảnh hưởng của công nghệ này đến sức khỏe của người sử dụng. Đèn LED tiết kiệm điện
Các nhà khoa học đã bước đầu khẳng định được những chiếc kính thực tại ảo này có thể thật sự gây ra một loại bệnh chóng mặt buồn nôn có tên là bệnh thực tại ảo. Các nhà sản xuất kính thông minh và các nhà phát triển phần mềm đã nỗ lực để chống lại nó. Nhưng nhiều người dùng vẫn liên tục mắc bệnh. Đây là một trở ngại lớn cho việc áp dụng rộng rãi công nghệ thực tế ảo trong tương lai.
Kay Stanney, một kỹ sư phát triển công nghệ thực tại ảo tại công ty Design Interactive ở Orlando (Hoa Kỳ) cho biết: "Có rất nhiều người không thể chịu được công nghệ thực tại ảo".
Có khoảng 25-40% người sử dụng công nghệ thực tại ảo bị mắc chứng chóng mặt. Trong đó, phụ nữ dễ bị tổn thương hơn nam giới.
Chứng chóng mặt khi bạn sử dụng công nghệ thực tại ảo cũng có những biểu hiện tương tự như khi bạn bị say tàu xe. Nguyên nhân là do sự xung đột giữa hai hoặc nhiều giác quan giúp bạn giữ thăng bằng. Ví dụ, khi bạn đứng trong boong của một chiếc tàu biển, mắt bạn sẽ nhìn thấy một căn phòng cố định. Tuy nhiên, hệ thống tiền đình của bạn lại cảm nhận được sự chuyển động của con tàu khi nó lướt qua sóng. Các kênh cảm quan khác nhau gửi về hệ thần kinh trung ương những kết luận không đồng nhất. Điều này được cho là nguyên nhân chính gây say xe.
Có khoảng 25-40% người sử dụng công nghệ thực tại ảo bị mắc chứng chóng mặt.
Trong môi trường thực tế ảo, sự xung đột giữa các kênh cảm quan cũng diễn ra tương tự và gây ra cảm giác chóng mặt. Các tín hiệu cảm nhận bị đảo ngược: đôi mắt của bạn thấy rằng bạn đang di chuyển trong thế giới ảo, thế nhưng hệ thống tiền đình của bạn lại nhận thấy rằng bạn thật sự không di chuyển.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy rằng phụ nữ dễ bị chóng mặt khi sử dụng công nghệ thực tại ảo hơn so với nam giới. Các nhà khoa học đã đo lường mức độ ảnh hưởng của trò chơi thực tại ảo trên 72 sinh viên tình nguyện. Chỉ có 2 người đàn ông cảm thấy bị chóng mặt trong khi có đến 6 phụ nữ phải dừng trò chơi sớm do quá choáng.
Theo các nhà khoa học, việc lạm dụng kính thực tại ảo trong thời gian dài có thể gây ra rối loạn tuyến tiền đình, mất khả năng phân biệt giữa thế giới thực và thế giới ảo. Từ đó làm nảy sinh nhiều vấn đề vế rối loạn tâm thần nguy hiểm khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét