Công nghệ mô phỏng động tác động vật được áp dụng trong siêu phẩm “Avatar“.
Ở thế kỷ trước, khi sao chính qua đời giữa lúc phim đang ghi hình dở, các nhà làm phim có rất ít lựa chọn. The Guardian kể, vào năm 1958, khi diễn viên Tyrone Power mất vì đột quỵ trên trường quay phim Solomon and Sheba, đoàn phim đã phải thay thế sao chính bằng diễn viên khác là Yul Brynner, dù phim đã làm được 75%. Sau sự ra đi của huyền thoại Marilyn Monroe, phim Something’s Got to Give (1962) đang quay dở phải cất vào kho. Đèn âm trần vuông - cơn địa chấn của ngành công nghiệp chiếu sáng Bộ phim cuối cùng của minh tinh Natalie Wood là Brainstorm (1983) đã phải viết lại kịch bản hoàn toàn, ghi hình lại toàn bộ bằng diễn viên đóng thế khi minh tinh qua đời đột ngột.
Thế nhưng, kỷ nguyên điện ảnh mới đã đến, phần bảy của loạt phim Fast & Furious trình làng phiên bản nhân vật ảo hoàn chỉnh và sống động, chân thực của tài tử quá cố Paul Walker – người qua đời vào cuối năm 2013 lúc phim còn dang dở. Công nghệ điện ảnh giờ đây phát triển tới mức, tác phẩm hoàn toàn không bị ảnh hưởng nếu chẳng may diễn viên qua đời mà chưa kịp đóng máy.
Thậm chí công nghệ đồ họa vi tính (CGI) có thể tạo ra một nhân vật ảo có diễn xuất giống hệt người thật, bất kể diễn viên ngoài đời thật còn sống hay đã chết, miễn là các nhà làm phim đã có ngân hàng dữ liệu hình ảnh và âm giọng của ngôi sao. Để thiết lập ngân hàng dữ liệu của mình, các ngôi sao chỉ việc đứng vào giữa một cỗ máy vòm trắc địa khổng lồ gắn đèn LED và máy chụp hình, sau đó chuyển động ở tất cả mọi tư thế. Khi tài tử hay minh tinh khóc hoặc cười, mọi cử động và biểu cảm vi mô của họ sẽ được quét chụp lại. Sau đó, một phiên bản nhân tạo của ngôi sao sẽ được tái tạo giúp có thể thay thế cho anh ta/ cô ta trong hết những phim về sau.
40 năm công nghệ vi tính trưởng thành trên màn bạc đèn led âm trần 12w
Lịch sử công nghệ CGI gần như bắt đầu cùng với lịch sử máy vi tính. Năm 1968, thế giới chào đón thế hệ máy vi tính thứ ba và cũng chào đón những thử nghiệm đầu tiên với hiệu ứng đồ họa hình ảnh bằng máy tính. Khi đó, một nhóm các nhà khoa học Nga dẫn đầu bởi N. Konstantinov đã tạo ra thuật toán cho phép họ có thể di chuyển khiến một con mèo di chuyển trên màn hình, những ý tưởng sơ khai của hình ảnh ảo chuyển động trên hình. Thập niên 1970 chứng kiến hàng loạt thử nghiệm với CGI.
Giữa thập niên 1970, một nhà làm phim trẻ tên George Lucas nhìn thấy tiềm năng của công nghệ CGI đã phôi thai ý tưởng về loạt phim dùng công nghệ này. Đó chính là loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) đưa tên tuổi George Lucas ghi danh vào lịch sử điện ảnh. Bộ phim ra mắt năm 1977 kể về cuộc chiến giữa các thế lực trong dải ngân hà, có những nhân vật thuộc đủ các hành tinh khác nhau mặc trang phục viễn tưởng, chiến đấu với những thanh gươm thần bắn ra tia lửa thần lực, trên phông nền bối cảnh sâu thẳm của các hành tinh. Tác phẩm ăn khách phòng vé lớn và trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt tác phẩm tiếp theo áp dụng công nghệ CGI.
Sau Star Wars, phim TRON (1982) là tác phẩm đầu tiên áp dụng công nghệ đồ họa 3 chiều (3D) nhưng quá mới mẻ và thất thu phòng vé, bị giới chuyên môn đánh giá thấp bởi không nhận diện hết tiềm năng của thứ công nghệ đi trước thời đại. Thập kỷ 1980 cũng chứng kiến hàng loạt siêu phẩm viễn tưởng dùng CGI như loạt Kẻ Hủy Diệt (Terminator) trong đó nhân vật Kẻ Hủy Diệt có thể biến hình trước con mắt kinh ngạc của người xem.
Năm 1993, Steven Spielberg nâng tầm kỹ xảo điện ảnh khi lần đầu tiên tạo ra một nhân vật ảo sống động – những con khủng long thật tới mức gây khiếp đảm trong phim Công viên kỷ Jura (Jurassic Park). Siêu phẩm áp dụng công nghệ vi tính chân thực cuối cùng không thể không nhắc đến của thập kỷ 1990 là Ma Trận (The Matrix) – phim đầu tiên dùng hiệu ứng vi tính để mô tả chậm chạp cho người xem nhìn thấy bằng mắt thường cảnh một viên đạn đang bay.
Quái vật Gollum chân thực trong phim “Chúa Nhẫn” được tạo hoàn toàn bằng công nghệ đồ họa vi tính.
Điện ảnh của thế kỷ 21 chứng kiến sự thống trị của công nghệ CGI với hàng loạt bom tấn lần lượt đột phá ranh giới điện ảnh. Loạt Chúa Nhẫn (The Lord of the Rings) bắt đầu từ năm 2001 lần đầu tiên dùng trí thông minh nhân tạo, công nghệ số hóa để sản sinh ra nhân vật ảo hoàn toàn, sắc nét không khác người thật – Quái vật Gollum. Ekip học hỏi kỹ thuật 3D từ phim TRON của Chúa Nhẫn đã nhận được giải Oscar vinh danh “Kỹ xảo hình ảnh xuất sắc” và hơn 200 đề cử cùng giải thưởng lớn nhỏ khác.
Năm 2004, bộ phim The Polar Express đã mở rộng biên giới CGI hơn khi trở thành phim đầu tiên áp dụng công nghệ mô phỏng động tác động vật (motion capture) cho toàn bộ dàn diễn viên trong phim. Năm 2009, Avatar đánh dấu sự trưởng thành của công nghệ đồ họa vi tính và mô phỏng động tác động vật với nhân vật người hóa thành thế thân. Năm 2011, bộ phim Hành tinh khỉ (Rise of the planet of the Apes) khiến người xem ngỡ ngàng khi cho thấy những nhân vật khỉ có thể diễn xuất chân thực trên màn ảnh. Bộ phim sử dụng diễn viên người thật đóng, sau đó thu từng cử động vi mô để tái tạo bằng máy tính, sau đó làm mềm hóa để biến thành chuyển động của khỉ.
Công nghệ xử lý hình ảnh trong điện ảnh đã thực sự trưởng thành. “Hiếm người xem có thể ý thức được công nghệ vi tính được dùng trong phim bây giờ. Chúng tôi đã đạt đến độ nhân vật ảo giống gần như 100% người thật”, chuyên gia hiệu ứng hình ảnh Hollywood – Darren Hendler, nói.
Liệu ngôi sao màn ảnh có diệt vong?
Có rất nhiều lý do để điện ảnh áp dụng công nghệ số. Người ta có thể tạo ra một nhân vật không có thật. Tài chính cũng là lý do để dùng công nghệ số. Giáo sư Nadia Magnenat Thalmann – người có 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về công nghệ trên phim, nói với Telegraph: “Một số phim tốn ít tiền hơn khi dùng công nghệ số thay vì sao thật. Quá trình diễn xuất có thể tự động hóa, như thế rẻ hơn và các diễn viên hạng hai có thể bị thay thế bởi phiên bản số hóa”.
Theo chuyên gia Hendler, một số ngôi sao giờ đây chào đón công nghệ CGI và đã bắt đầu cho phép tích trữ ngân hàng dữ liệu hình ảnh về bản thân. “Họ sẽ dùng được hình ảnh lúc trẻ của họ sau này cho phim. Tom Cruise từng quét ngân hàng dữ liệu của bản thân và mang về nhà tích trữ”. Nhà máy sản xuất đèn LED
Các diễn viên già dặn giờ đây còn kiểm soát cả ngân hàng dữ liệu số về mình, và muốn hình ảnh của mình trên màn ảnh ra sao. Tài tử Brad Pitt có thể đảo ngược quá trình lão hóa trên màn ảnh trong phim The Curious Case of Benjamin Button (2008) khi công nghệ vi tính lấy hình thời trẻ của anh vào phim đầy sắc nét. Việc tài tử quá cố Paul Walker được tái tạo lên hình sau khi qua đời lúc phim đang quay dở khiến công chúng toàn cầu ngạc nhiên bởi mức độ tinh vi và hiện đại của công nghệ ngày nay.
Chính việc sử dụng công nghệ vi tính để tạo ra những diễn viên ảo trên màn bạc lại khiến diễn viên thật có nguy cơ trở nên không cần thiết. “Xu hướng tới đây của điện ảnh sẽ là khiến cho nhân vật ảo nhận thức và tương tác được với môi trường xung quanh như người thật”, giáo sư Magnenat Thalmann nói. Nếu điều này thành công, một ngày không xa, các nhà làm phim sẽ có thể tạo ra nhân vật ảo làm việc dưới sự chỉ đạo của họ.
Điều may mắn với cộng đồng diễn viên là, công nghệ này chưa thể đạt được. “Tôi tin rằng, những diễn viên đỉnh cao vẫn đang hưởng thụ thời hoàng kim. Bởi vì, không diễn viên ảo nào có thể thay thế được tư duy và việc diễn xuất của người thật”, Thalmann nói. Còn Hendler chia sẻ, bất kỳ diễn viên ảo nào cũng trở nên vô dụng nếu không có một diễn viên thật biểu diễn trước. “Điều đó có nghĩa, người ta ngày càng dựa dẫm nhiều hơn vào diễn viên người thật để sáng tạo ra những chuyển động có hồn người và tin được. Dù là công nghệ đồ họa gì, chúng ta cũng vẫn bắt chuyển động của con người trước nhất. Chúng ta không thể tạo nó ra từ không khí”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét